DIY đô thị ở Hà Nội

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SÁNG KIẾN DIY THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM

Jules Laurent-Allard
Maxime Boutaghou-Courtemanche
Gabriel Larue

DIY ĐÔ THÔ THỊ Ở HÀ NỘI

Trải qua nhiều thế kỉ hình thành và phát triển, các thành phố ở Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội vẫn luôn thiếu vắng những không gian công cộng “mở” như quảng trường, công viên và sân chơi (Drummond, 2000). Không những vậy, trong vài thập niên trở lại đây, tình trạng quá tải và áp lực không ngừng đè nặng lên một số ít những không gian hiện có tại thành phố thủ đô của Việt Nam. Một phần nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của đất nước này, dẫn đến sự gia tăng dân số thành thị, từ 18,3% lên 33,5% trong 40 năm qua (Liên hợp quốc, 2016; Tổng cục thống kê, 2017). Thêm vào đó, trong những năm cuối của thập niên 1980, Việt Nam đã thực hiện một công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội, việc này giúp cho nền kinh tế thị trường nắm giữ một vai trò quan trọng hơn. Sau công cuộc cải cách Đổi mới này, các không gian công cộng bắt đầu bị thương mại hóa, trong khi các không gian tiêu dùng mới cũng như các không gian được tư nhân hóa và không gian giải trí có tính phí bắt đầu xuất hiện ở các thành phố (ví dụ như các công viên chủ đề, trung tâm giải trí với các trò chơi điện tử,…). Với sự xuất hiện của những hình thức không gian mới này, nhìn chung, các quận nội thành Hà Nội ngày nay đang rơi vào tình trạng thiếu nghiêm trọng các không gian công cộng mở, miễn phí, an toàn, sạch sẽ và được thiết kế chỉn chu, đặc biệt là thiếu sân chơi dành cho trẻ em (Boudreau và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, các trò chơi điện tử và thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, các hoạt động này giờ đây thường được thực hiện trong nhà và mang tính đơn lẻ.

Giới thiệu

TÁI THIẾT THÀNH PHỐ THÔNG QUA NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

DIY

Vài năm trở lại đây, các tài liệu về quy hoạch có đề cập đến việc DIY đô thị (do-it-yourself urbanism) như một cách thức để người dân thành thị có thể suy nghĩ và hành động vì môi trường sống của mình. Xuất phát từ các nhóm nhỏ với nguồn lực hạn chế, những sáng kiến về DIY ở quy mô nhỏ giải quyết các vấn đề đang bị bỏ lại bởi chính quyền thành phố bằng những giải pháp mới mẻ và tiết kiệm chi phí. Bằng cách mở rộng phạm vi tham gia của người dân trong quy trình kiến tạo các không gian đô thị, các sáng kiến DIY còn thách thức những cách làm quen thuộc về quy hoạch, bao gồm cả việc cấp phép, quản lý về mặt chính trị và trị lý đô thị (Finn, 2014).

TỪ NGOÀI LỀ CHO ĐẾN TÂM ĐIỂM CỦA ĐÔ THỊ

Được thành lập vào năm 2014 bởi anh Quốc Đạt và chị Chu Kim Đức, nhóm “Nghĩ về sân chơi trong phố” (tên tiếng Anh là Think Playground, sau đây sẽ được viết tắt là TPG) cam kết việc xây dựng sân chơi cho trẻ em ở Việt Nam. Các sân chơi này được được xây dựng từ các nguồn lực rất hạn hẹp cả về nhân lực và tài chính, chủ yếu làm từ các vật liệu tái chế và do các tình nguyện viên trẻ tuổi lắp đặt. Đến nay, tổ chức này đã xây dựng được gần 50 sân chơi và vẫn đang tiếp tục công việc này ở một số địa điểm trên khắp cả nước. Họ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và xây dựng được mối quan hệ với một số lãnh đạo chủ chốt của thành phố, chính những yếu tố này đã giúp họ mở rộng chuyên môn về thiết kế không gian công cộng và thay đổi cấu trúc của tổ chức để trở thành một doanh nghiệp xã hội.

Nghiên cứu điển hình

SÂN CHƠI

SỐ GIỜ LÀM VIỆC

NHÓM LÀM VIỆC

SỐ TRẺ EM ĐẾN CHƠI

Ngay từ đầu, chúng tôi chỉ xuất phát từ việc xây dựng một sân chơi công cộng, tiết kiệm chi phí và dễ sử dụng dành cho cộng đồng.”

Think Playgrounds

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SÁNG KIẾN DIY THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM


Nghiên cứu này nhằm ghi chép về nhóm “Nghĩ về sân chơi trong phố”, một thành công tiêu biểu cho việc triển khai DIY đô thị ở Việt Nam. Các nghiên cứu viên mong muốn xác định được các đặc trưng cốt lõi của tổ chức. Để hiểu sâu hơn về xu hướng mới này, ba chủ đề chính được đề cập đến là: Chính trị (ở đây được hiểu là cách thức hoạt động của TPG trong bối cảnh xã hội tại Việt Nam và sự kết nối giữa TPG với bộ máy chính quyền thành phố), Công tác quản lý và Cộng đồng. Các chủ đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các vấn đề cốt lõi trong nội bộ của tổ chức, trong mối quan hệ của tổ chức với các cán bộ thành phố và với các nhóm cộng đồng được hưởng lợi từ những hoạt động của họ.

7

Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm #2 : PLAYSTREET

Source : Maxime Boutaghou-Courtemanche

Địa điểm #1 : NGUYỄN CÔNG HOAN

Source : Gabriel Larue

Địa điểm #4 : PLAYDAY

Source : Think Playgrounds

Địa điểm #3 : YÊN SỜ

Source : Duc Nguyễn

Sân chơi WC công cộng

.

Source : Maxime Boutaghou-Courtemanche

Sơ đồ trang web