CHÍNH TRỊ

TPG có những liên kết như thế nào với các cán bộ thành phố?
Jules Laurent-Allard

Không như ở các nước phát triển, khái niệm và việc thực hành DIY đô thị hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong bối cảnh có tính chất phân cấp và kiểm soát khá chặt này, bản thân tư tưởng rằng một nhóm người, không có đào tạo bài bản về thiết kế đô thị hay vị trí trong bộ máy quản lý hành chính của thành phố, lại tự đứng lên để biến đổi thành phố là một tư tưởng đột phá về mặt bản chất. Mặc dù đối mặt với thách thức có tính chính trị như vậy, TPG đã thành công trong việc áp dụng những quy tắc chủ đạo của DIY đô thị ở Hà Nội. Thông qua những dự án này, TPG đặt ra những câu hỏi về quyền đối với thành phố từ một góc nhìn cụ thể – góc nhìn của trẻ em. Nếu tổ chức này cho rằng mình có quyền can thiệp vào các không gian công cộng, họ làm như vậy trên cơ sở rằng các dự án mình thực hiện có liên quan mật thiết đến một nhóm công chúng cụ thể, luôn hiện hữu nhưng thường bị bỏ qua.

BỐI CẢNH VÀ KHÁI NIỆM


Trong bối cảnh mà tư tưởng chính trị giới hạn việc thực hành nhân quyền một cách trọn vẹn, chủ đề quyền trẻ em giúp nỗ lực của công dân dễ chấp nhận hơn bằng cách phi chính trị hóa những quyền này, do đó giảm bớt tính nhạy cảm của các hoạt động.

The Vietnamese Urban Administration

A Top-Down Layering of Functions with a Transversal Political Influence

Top-Down

Command and control

The Vietnamese city administration is far from independent. As explained by Labbé and Musil (2011), a command-and-control political structure links the national government to ward administrations, where policies and objectives are defined at the top and should trickle down the administrative layers, indicating the scope of their possible actions. In this system, every local decision is expected to be a segment of a nation-wide goal. In theory, this rigid structure puts limits on possibilities to go up the ladder and to challenge policies from above. In practice, however, there are considerable local adaptations and selective enforcement of policies by local governments, especially at the ward and sub-ward levels (Koh 2006).
As for the ideological influence, all the hierarchy is duplicated through specific cells of the Communist Party of Vietnam. This dual structure is meant to ensure that the governmental administrations remain strongly committed to the national ideology as personalized by the members of the party cells.
Through the head of residential groups (tổ trưởng tổ dân phố), a formal title defined as much by informal relations, the Party and the Government reach within the homes of every citizen. These local leaders link the local administration to their group of residents. The structural liberties that Think Playgrounds can foster lay at this level. It is a place of political bargains and community life organization. The heads of residential groups acts as communication channel to voice the residents’ concerns to the ward administration.

The Political Influence of Do-It-Yourself Urbanism

Acting Out of the State, Building Up the Relations

As a growing movement, Do-It-Yourself urbanism is a new way to think and act on the city by its constituents. Kurt Iveson (2013) describes it as “[a] range of micro-spatial urban practices that are reshaping urban spaces” (941) where the “practitioners make themselves parties to a disagreement over the forms of authority that produce urban space” (942). These spatial conflicts expose new potential for planning and shed light on groups willing to voluntarily engage their human capital in the creation of better cities. Coming from the resource scarce community, the micro-interventions put forward sophisticated, innovative and cheap solutions to problems the city would not or could not tackle (Finn, 2014). By refusing formal practices, these urban activists challenge the common planning paradigms of consensus, public health and urban governance (382). While planners in developed countries acknowledged this contemporary potential for a more inclusive city and better place making, in developing countries like Vietnam, the situation is vastly different. Intervening in the public space is still perceived as a strong political stance which opposes much more than the planning of specific spaces. Through the strong hierarchal governmental structure, an act against the district’s planning is a stance against nationally defined urban policies. Thus, Do-It-Yourself urbanism in Vietnam must be aware of its unavoidable dissident nature. Contrary to developed countries, partnership with city officials are hard to create. The practitioners need to focus on personal more than institutional relations and put forward strong success stories as demonstration of the efficiency of their solutions.

Micro-spatial urban practices

Conflict over use

“The planning for the public space is the responsibility of the government. There are many unsuccessful experiences of top-down development of public spaces. [It] does not fill the need of the people.”

Think Playgrounds

QUYỀN ĐƯỢC VUI CHƠI

QUYỀN ĐƯỢC VUI CHƠI

Child-friendly cities

“The government says there is many ways to think about human rights. It’s ok. But there is one way to think about children’s rights. They need a place to play. We have do it. It’s very simple.”

Think Playgrounds

Nhóm Nghĩ về sân chơi trong phố, trong suốt các dự án của mình, nhấn mạnh vào quyền được chơi. Trẻ em có quyền cụ thể đối với thành phố, tuy nhiên các không gian này luôn được thiết kế bởi và dành cho người lớn (Torres, 2009). Tổ chức này có mục đích là mang đến những sân chơi mở và miễn phí, nơi trẻ em có thể chơi cùng nhau một cách an toàn. Sứ mệnh được truyền tải rõ ràng này nhấn mạnh vào quyền được chơi trong mối quan hệ trực tiếp với công tác thiết kế không gian công cộng và quy hoạch đô thị. Quyền được chơi cũng được khẳng định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em. Các học giả coi việc chơi đùa là “tạo tác của trẻ”, nơi bản sắc cá nhân và tập thể được hình thành (Bond và Peck, 1993: 733; Corsaro, 1998: 378-380). Sân chơi vì thế mà trở thành một không gian nơi “trí tưởng tượng được giải phóng, các luật lệ được ẩn đi và những cảm xúc sôi nổi” hòa quyện (cùng tài liệu: 398).

NGHĨ “VỪA TOÀN CẦU VỪA ĐỊA PHƯƠNG”:

MANG CÁC XU HƯỚNG QUỐC TẾ VÀO MỘT THÀNH PHỐ VIỆT NAM

Các thực hành quy hoạch bắt nguồn từ những xu hướng quốc tế không thể được áp dụng theo phương thức truyền thống, chúng không thể dựa vào những chiến thuật tương tự như các hàng quán hoặc quán cắt tóc của “nền kinh tế vỉa hè” (Kurfüst, 2011). Những thiếu niên mang đến các ý tưởng và thực hành mới cần tiên phong một diễn ngôn tích cực và mang tính bao hàm về những niềm đam mê của họ, và tôn trọng các cách sử dụng hiện có trong không gian công cộng (Geertman và cộng sự, 2016). Trong những chiến thuật này, mạng Internet đóng vai trò quan trọng. Nó phục vụ cả quyền lợi riêng của khối xã hội dân sự, bằng cách cho phép tổ chức của họ tăng trưởng, cũng như quyền lợi của cộng đồng, bằng cách nêu ra những lợi ích từ các hoạt động của họ (Kurfüst, 2011).

Tactical urbanism

International trends

Kkết quả và thảo luận


Quyền được chơi

Ẩn dưới mỗi dự án của TPG, diễn ngôn về quyền được chơi cho phép các quan chức và chuyên gia công khai ủng hộ TPG mà không rơi vào việc phê phán các thực hành chính thức về quy hoạch thành phố hiện đang tồn tại. Thay vì chuyển biến về mặt nhận thức, diễn ngôn này là một cách để thuyết phục các bên liên quan về tính hợp lý của các dự án. Dù chiếm được sự ủng hộ của công chúng, mỗi dự án vẫn đặt ra những câu hỏi về cách thức quy hoạch thành phố. Mỗi sân chơi mới là một minh chứng về sự thiếu hiệu quả của bộ máy quản lý thành phố trong việc nhận diện các vấn đề trong đời sống hàng ngày ở Hà Nội.

Tính chất đột phá

Qua nhiều dự án, các thành viên nòng cốt của TPG tập huấn cho nhiều thanh niên về việc xác định và giải quyết các vấn đề đô thị. Những người này học cách quản lý và triển khai các dự án có tính sáng tạo và mới mẻ mà không cần đợi giải pháp từ các cán bộ quản lý của thành phố.

Mở rộng

Sự phát triển nhanh chóng có TPG xuất phát từ sau khi hoàn thành dự án chiến lược đầu tiên. Thành công của sân chơi đầu tiên này khởi động cho sự lớn mạnh của một mạng lưới các bên liên quan rất đa dạng. Cùng lúc đó, dự án này đem đến các cơ hội để nhóm được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông (cả chính thống lẫn mạng xã hội), nó cũng bắt đầu quy trình lên ý tưởng cho các dự án mới và mang đến các đối tác từ khối xã hội dân sự mong muốn đóng góp. Sự kiện này đưa sứ mệnh của tổ chức đến thẳng tới một số quan chức trong bộ máy quản lý hành chính của thành phố.

Mở rộng

Mạng lưới

Sau ba năm tăng trưởng liên tục, giờ đây TPG là một phần trong một mạng lưới rộng lớn và phức tạp. Không phải tất cả các bên liên quan đều là những người ra quyết định về mặt chính trị, nhưng họ đều là những người tích cực đóng góp vào đời sống và hình dạng của thành phố. Mạng lưới này là một minh chứng cho tính chất cơ bản của TPG trong quy hoạch không gian đô thị. Luôn có phác thảo dự án mới trên bàn vẽ trong xưởng luôn cũng như các đối tác mới tới gõ cửa, mạng lưới này chắc chắn sẽ mở rộng với các đối tác địa phương và quốc tế.

Mạng lưới

Phân quyền

TPG là một ví dụ tiêu biểu của một sáng kiến do công dân khởi xướng, tự tạo ra chuyên môn của mình trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Việc khối xã hội dân sự cung cấp các thiết bị cần thiết nêu ra vấn đề phân quyền chính phủ. Trong trường hợp đó, các cơ sở hạ tầng được cung cấp để phục vụ quyền lợi của bộ máy quản lý hành chính của thành phố ở mức chi phí thấp nhất và họ không phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì. Nhìn thoáng qua, tình huống đó có thể làm lợi cho những người thực hiện các hoạt động DIY đô thị, nhưng thực ra nó cũng đặt họ vào vai trò của những nhà thầu giá rẻ, chịu gánh nặng của việc thực thi hoạt động cho sự phát triển cần thiết của thành phố.

At the Ward Level

At the City and District Levels

Quy hoạch đô thị

Ở cấp độ phường, TPG phối hợp với chính quyền để thiết kế, xây dựng và bảo trì các sân chơi và không gian công cộng mới. Ở cấp độ quận và thành phố, TPG thường hoạt động với trong vai trò tư vấn. Các cấp độ này trong bộ máy quản lý thành phố là nơi những hợp đồng có lợi nhuận được thực hiện, và do đó, cho phép việc chuyển giao cấu trúc của nhóm sang doanh nghiệp xã hội.

Ảnh hưởng từ quốc tế

Không thể phủ nhận vai trò của các tư tưởng nước ngoài, các quan điểm quốc tế và trình độ học vấn cao trong thành công của Nghĩ về sân chơi trong phố. Các sáng lập viên hưởng lợi từ vốn xã hội quan trọng và năng lực tận dụng các cơ hội ít người có được. Họ là những nhân tố của lớp trẻ được quốc tế hóa của Việt Nam. Những đặc quyền này nêu ra vấn đề tính chất dân chủ thực sự của các hoạt động DIY đô thị. Mặc dù cần chú ý về tính bao hàm xã hội và tinh thần hợp tác trong sáng tạo, TPG hoạt động với một mong muốn rõ ràng nhằm cung cấp cơ sở vật chất cần thiết, mở và miễn phí cho trẻ em.

Internet

Internet là công cụ chủ yếu để TPG truyền thông, từ trang web, đến trang Facebook của tổ chức, đến mạng lưới tin tức. Mạng Internet cho phép tổ chức tuyển tình nguyện viên trong thành phố cũng như chia sẻ về các dự án của mình với người đọc trên khắp thế giới. Chỉ trong vòng hai tháng, hơn một ngàn người đăng ký theo dõi trang Facebook của họ, trang này giờ đây có gần mười sáu ngàn người theo dõi. Internet là một phương thức để chia sẻ thông tin về hoạt động cũng như diễn ngôn của nhóm Nghĩ về sân chơi trong phố. Công cụ này giúp nêu bật quyền được chơi. Công chúng mà tổ chức nhắm đến là sinh viên, phóng viên, quan chức và các nhóm khác.